Đối với những bạn lần đầu nâng cấp xe đạp, mình thường tư vấn nâng cấp cái đùm là đầu tiên. Vì cái đùm là thứ hiệu quả nhất cũng như có chi phí thấp hơn so với nâng cấp group. Nhưng cái đùm lại là thứ rắc rối và khó thay nhất trong cái xe đạp ( mình đã gặp nhiều trường hợp các bạn đi mua đùm về rút căm xong về mới phát hiện ra là … ko gắn dc vào sườn hoặc group do khác chuẩn )
Ngoài ra theo mình thì cái đùm cũng là 1 bộ phận phức tạp nhất của xe đạp với rất nhiều công nghệ trong đó, nên hôm nay mình sẽ viết 1 bài chi tiết về cái đùm xe đạp. Bài viết tổng hợp thông tin và hình ảnh từ nhiều nguồn https://www.bike-components.de/ và https://www.bikeradar.com/ cũng như kinh nghiệm cá nhân của mình
I. Đùm xe đạp là gì ? Các loại chuẩn đùm xe đạp . Các thông số cần quan tâm khi mua đùm xe đạp
Đùm xe đạp là 1 bộ phận của bánh xe đạp, nó có nhiệm vụ là quay 😐 khi xe chạy, và là chỗ gắn bộ líp xe đạp và nó là thứ hay bị lãng quên nhất trong 1 chiếc xe đạp, dù nó có ảnh hưởng rất lớn đến độ trớn, độ nhẹ khi đạp của xe.
Nói cho dễ hiểu thì cái đùm là thứ luôn chuyển động khi xe bạn di chuyển, cái giò dĩa có thể ngừng khi bạn thả trớn, nhưng cái đùm nó vẫn quay ngay cả khi bạn ngừng đạp, nên mình đánh giá cái đùm quan trọng hơn ( nói về độ trớn của xe ) so với giò dĩa và bộ group
Đùm xe được thiết kế để quay 1 chiều, tức là bạn đạp tới thì nó sẽ quay về phía trước, còn ngừng hoặc đạp ngược thì nó sẽ ko ảnh hưởng ( trừ 1 số đùm fixie )
Hiện nay xét về công nghệ thì có 3 loại công nghệ đùm đó là :
1. Bearing hub – Cone hub ( Đùm côn, đùm bi )
Loại đùm này sử dụng các hạt bi sắp xếp thành 1 vòng tròn thay vì dùng bạc đạn. Loại đùm này có thiết kế đơn giản, giá rẻ, dễ thay thế ( quan trọng là tìm dc đúng loại bi ) nhưng khuyết điểm là không có trớn và nó là loại thường được gắn nhất trên những xe ráp sẵn bán nguyên chiếc . Ngoài ra lắp bi lại cho đùm sau khi bảo trì là 1 công việc đòi hỏi khá nhiều kiên nhẫn. Bi lớn còn dễ chứ bi nhỏ thì ngu người. Cái đùm bi đầu tiên mình service là của bạn Bờ Nờ. Và trong lúc làm thì chả hiểu sao bị Bờ Nờ đúng 1 viên bi, thế là phải xách đít chạy đi mua cả bịch bi về thay hết cái đùm luôn
Đùm bi là 1 công nghệ đã cũ, các loại đùm mới hiện nay chỉ yếu sử dụng 2 công nghệ là Pawl ( Móng, Việt Nam mình hay gọi là chó ) và Ratchet ( bánh cóc ) và đều sử dụng vòng bạc đạn thay cho bi, thường là 2 bạc đạn cho đùm trước và 4 bạc đạn cho đùm sau
2. Palw Hub
Đùm xài Pawl sử dụng các pawl ( móng, từ giờ mình sẽ gọi là chó cho nó thuần việt dù mình cũng ko hiểu tại sao lại gọi nó là chó 😐 ) được giữ bằng lò xo. Khi bạn đạp thì các chó sẽ bung ra và khóa vào các rãnh trên thân đùm để truyền lực đạp của bạn vào bánh xe. Còn khi bạn ngừng đạp thì các chó thu lại và giúp bánh quay theo quán tính có sẵn. Tiếng của đùm chính là tiếng các chó trượt qua các rãnh khi bạn không đạp, tiếng đùm nó sẽ phụ thuộc vào số lượng chó, cấu tạo chó và và rãnh. Số lượng chó trong 1 đùm có thể giao động từ 2 đến 6 chó .
Các chó sau 1 thời gian dài sử dụng thì có thể bị mòn, dẫn tới chó không bắt được vào rãnh đùm gây hiện tượng trượt chó, bạn có thể thay chó đùm dễ dàng, cái khó là tìm mua dc loại chó đúng với loại đùm bạn đang xài
Theo lí thuyết thì càng nhiều rãnh thì đùm sẽ có hiệu suất hoạt động tốt hơn ( do góc tương tác giữa chó và rãnh nhỏ hơn – mình sẽ nói chi tiết hơn ở phía dưới ) nhưng khi càng nhiều rãnh thì thì diện tích tiếp xúc giữa rrãnh và chó càng ít dẫn đến dễ trượt chó, nên các xử lý là tăng số lượng chó, hoặc 1 số nhà sản xuất như Nine Industry sử dụng chó có rãnh để tăng khả năng bám của chó
Đùm Nine Industry Hydra với 690 rãnh, cho hiệu suất cao hơn nhưng chó đùm phải thiết kế thêm rãnh để tăng độ khóa của chó
Đùm cần được tháo ra bảo dưỡng, vệ sinh và chăm mỡ bò lại định kì vì đây là 1 trong những bộ phận phức tạp nhất của xe đạp. Trong trường hợp bạn đạp xe qua những chỗ bị ngập nước qua trục giữa thì việc đầu tiên cần làm là tháo đùm, trục giữa ra vệ sinh và tra mỡ bò lại .
3. Ratchet Hub
Đùm sử dụng Ratchet ( bánh cóc ) sử dụng 1 cặp bánh cóc có các răng sẽ khóa vào rãnh trên thân đùm khi bạn đạp, và nhà ra khi bạn ngừng đạp nhờ vào lò xo. Đùm bánh cóc được phân loại theo số răng trên bánh cóc, VD ratchet 54T là bánh cóc có 54 răng. 1 số dòng đùm cho phép bạn mua các bánh răng rời để thay đổi số lượng bánh răng theo ý thích
Với chuẩn DT Swiss Ratchet, số răng giao động từ 18 đến 54T. Hiện bằng sáng chế của DT Swiss về Ratchet đã hết hạn vào năm 2019, nên đến nay đã bắt đầu xuất hiện các dòng đùm sử dụng Ratchet của DTSwiss với giá mềm hơn kha khá .
Chuẩn của Chris King, số bánh răng giao động từ 45 – 72T. Hệ thống bánh cóc của Chris King sử dụng cơ chế tiếp xúc vuông góc hay vì song song như DT Swiss. Chris King tuyên bố là hệ thống Ratchet của họ chịu được lực momen xoắn gấp 3 lần các loại đùm khác khi thử nghiệm
ZIPP sử dụng bánh răng 36T, nhưng thay vì dùng lò xo để giữ các bánh cóc thì ZIPP sử dụng 6 nam châm
Vậy Pawl Vs Ratchet thì đâu là ưu và nhược điểm ?
Ratchet có diện tích tiếp xúc tốt hơn so với Pawl. Nếu Pawl chỉ là 6 móng khóa vào thân đùm thì Ratchet tiếp xúc toàn bộ các bánh răng giữa cối và đùm. Về lí thuyết thì diện tích tiếp xúc lớn giúp đùm hoạt động ổn định và bền bỉ hơn . Ratchet được đánh giá là bền hơn và chịu được lực momen xoắn tốt hơn so với Pawls. Đặc biệt với xe MTB với đặc thù cần lực nhấn mạnh và bất ngờ ( Hiểu nôm na là cần đạp mạnh 1 phát để vượt qua chướng ngại vật ), thì Ratchet hoạt động tốt và bền bỉ hơn
4. Góc tương tác
Góc tương tác được hiểu là góc giữa chó tiếp xúc với rãnh trên thân đùm, góc càng nhỏ sẽ giúp đùm quay mượt hơn, tiếng cũng êm hơn
Công thức tính góc tương tác là lấy 360 độ chia cho số rãnh trên thân đùm. VD với đùm có 18 rãnh thì góc tương tác sẽ là 360 / 18 là 20 độ. Còn nếu gấp đôi số rãnh lên 36 thì góc tương tác sẽ giảm dc 1/2 là còn 10 độ
Như vậy với đùm có góc tương tác là 20 độ thì cần quay 1 góc 20 độ để chó khóa vào đùm và khiến đùm quay, còn với góc 10 độ thì chỉ cấn quay 10 độ thì chó đã khóa vào đùm. Do đó nếu góc tương tác càng nhỏ thì đùm quay càng mượt . Nhưng như đã nói ở trên, khi rãnh đã đạt đến 1 mức quá nhỏ thì rất khó để chó khóa vào đùm, do đó các dòng đùm có rãnh cực nhỏ thì sẽ cần đến những chó chuyên dụng có thêm 2-3 rãnh để khóa
Đùm Nine Insdustry với 6 chó, mỗi chó có 2 rãnh giúp khóa chặt hơn. Đùm này có 60T cho góc tương tác là 360 / 60 = 3 độ
Đùm có góc tương tác nhỏ sẽ cần nhiều rãnh tiếp xúc hơn, dẫn đến chi phí chế tạo cũng như vật liệu cần phải tốt hơn, dẫn đến giá cao hơn
Bảng so sánh Số điểm tiếp xúc / Góc tiếp xúc của các dòng đùm thông dụng ( nguồn https://cyclingtips.com/ ). con hàng quốc dân Novatec cũng có trong bảng trên tuy nhiên thông số thì gần như đội sổ, nhưng cũng ko có gì để chê trách vì xung quanh toàn hàng dữ ko
Anh hưởng của góc tiếp xúc và Phản lực ( Backflash )
Phản lực ( mình dịch từ backlash ) hiểu nôm na là độ khựng lại của đùm ngay khi bạn ngừng đạp pedal và xe sẽ tự lướt. Hiểu nôm na thì cái đùm nó sẽ quay tới thêm 1 đoạn trước khi vô chế độ nhả chó ra khỏi rãnh Đối với đùm có góc tiếp xúc lớn thì phản lực này càng lớn. Nó có thể không đáng kể lắm nếu bạn đạp touring tà tà, nhưng với những tay đua chuyên nghiệp thì họ có thể cảm nhận được
Công thức tính backflash được tính như sau :
Có thể thấy là với các thông số kia là cố định, thì đùm có góc tương tác nhỏ hơn sẽ cho phản lực thấp hơn hay còn hiểu là độ khựng lại nhỏ hơn, mượt hơn
Bảng so sánh về backflash của các góc tương tác 3 / 6/ 10 / 15 / 20 độ. Có thể thấy rõ với tỉ số truyền cao ( dĩa 53 – líp11 ) thì chênh lệch là ko đáng kể, nhưng với tỉ số truyền thấp ( Dĩa 34 – líp 32 ) thì nó chênh khá là nhiều
Sau khi đọc về Ratchet VS Pawl thì mình đã quyết định lên đùm Ratchet cho cả 2 con xe Scott và LKLM Muskeeter vì style mình đạp là đạp nặng, và cảm giác sau khi lên Ratchet là rất hài lòng, độ bền thì chưa biết nhưng độ trớn là rất tốt .
5. Các chuẩn cối đùm
Đây là thứ khiến mọi người dễ nhầm lẩn nhất khi mua đùm. Các bạn khi wa shop mua đùm mình luôn hỏi là đã mua dc sườn chưa, đã mua được group chưa. Nếu chưa mua dc 2 thứ kia thì đừng mua đùm, vì nếu mua sai sẽ ko lắp dc vào xe. Các chuẩn cối đùm hiện nay ( mình bỏ qua đùm vặn , chỉ nói đùm thả )
A. Shimano HyperGlide ( HG )
HG hiện là chuẩn cối đùm thông dụng nhất, nó tương thích với các líp Shimano 11 trở xuống và 12s của SRAM SX / NX
Thiết kế của cối HG gồm 9 rãnh có bề ngang khác nhau và nó sẽ ăn khớp với các rãnh trên líp.
+ Cối HG 11s dài hơn cối HG 10s trở xuống và sẽ cần chêm vòng đệm ( spacer ) nếu bạn lắp líp dưới 11s
Cụ thể là :
– Chêm spacer 1mm nếu bạn dùng líp 10
– Chêm spacer 1.85mm nếu bạn dùng líp 6 7 8 9
+ Ngoài ra cối HG lại phân ra thành cối HG cho MTB và cối HG cho Road, mình đã bị trường hợp 1 anh khách mua đùm cối HG bên mình xong về gắn road lại ko vừa, lí do là cái cối HG bên road nó lại … dài hơn
cối HG bên MTB chỉ hỗ trợ dc đến 10s bên Road
cối HG 11s bên Road thì có thể đi được tất cả các dòng bên MTB nếu dùng spacer
B. Shimano MicroSpline ( cối MS )
Cối MS, các rãnh nhỏ hơn cối HG, và gồm tổng cộng 23 rãnh. Các rãnh cũng có bề ngang khác nhau để đảm bảo là bạn luôn lắp líp đúng chiều .
Cối MS chỉ hỗ trợ líp 12s, và ưu điểm của nó so với cối HG là líp nhỏ nhất lả 10 răng, thay vì HG nhỏ nhất là 11 răng. Nên tỉ số truyền lớn nhất tăng thêm dc 10% so với cối HG
C.SRAM XD
Cối đùm XD là chuẩn cối 12s của SRAM, lúc đầu nó được thiết kế để đi líp nhỏ nhất là 10 răng. nhưng sau này đã được nâng cấp lên 9 răng ( Líp xe Scott mình đang đi là XD 9-50 ). Nó giúp tăng tỉ số truyền rất tốt so với cối HG hoặc MS
Cối SRAM ko cần lockring như cối HG và MS
Ngoài ra XD còn chuẩn XDR ( XD Road ) dành cho xe road 12s với chiều dài cối dài hơn 1.8mm so với cối XD
Ngoài 3 chuẩn trên thì còn 1 số chuẩn khác của Campagnolo nhưng mình ko chơi road nên xin được phép bỏ qua
Note : 1 số dòng đùm cho phép bạn thay cối dễ dàng trong trường hợp cần đổi cối hoặc cối bị mòn, quan trọng là mua dc đúng loại cối tương thích
IV. Bảo trì – Vệ sinh đùm
Như bất kì bộ phận nào của xe đạp, đùm cần được bảo trì, thậm chí thường xuyên hơn vì đùm là thứ luôn chuyển động trên xe đạp .
Về phần bảo trì mình xin nợ lại hình vì bữa giờ bảo trì đùm quên chụp lại. Nhất là cái đùm của xe bạn Bờ Nờ, xe nữ chạy kỹ nên khi tháo đùm ra thì toàn là socola đen thui pha lẫn chút hạt cafe xay nhuyễn, bạn nào hay uống cookie xay thì bên trong cái đùm xe bạn Bờ Nờ nó y chang như vậy á.
Nguồn bài viết: https://batshop.vn/blogs/news-review/coi-dum-xe-dap-la-gi-co-nhung-loai-coi-dum-nao-tai-sao-dum-lai-keu